Các nhà nghiên cứu ĐH Leiden đã phát triển một công cụ đột phá: mô hình đầu tiên trên chip về bệnh do virus sốt xuất huyết (SXH) gây ra.
Thiết bị nhỏ nhưng mạnh mẽ này mô phỏng cách bệnh hoạt động trong cơ thể con người, mở ra cánh cửa mới để hiểu và chống lại SXH.
“Tôi nhận ra rằng không có một mô hình cơ quan trên chip nào về SXH”, nhà nghiên cứu Alireza Mashaghi nói.
Sử dụng công nghệ organ-on-a-chip, nhóm nghiên cứu đã tái tạo các điều kiện của bệnh do virus SXH. Điều này cho phép họ nghiên cứu căn bệnh ở cấp độ tế bào, đặc biệt là tác động nguy hiểm nhất của nó: sốc xuất huyết, có thể gây chảy máu nghiêm trọng và suy nội tạng.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng các đặc tính cơ học của các tế bào nội mô, những tế bào lót mạch máu của chúng ta, thay đổi trong thời gian SXH. Điều này phá vỡ cách các mạch máu giữ lại với nhau, khiến máu rò rỉ ra ngoài”, Mashaghi nói.
Mỗi năm, loại virus này khiến hơn 3,9 tỷ người trên 129 quốc gia có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 96 triệu người mắc bệnh và 40.000 người tử vong.
HẢI HUỲNH
(Nguồn: the journal ACS Biomaterials Science & Engineering)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin